Số lượng | Nguyên Liệu | Thải ra môi trường |
---|---|---|
1 tỷ viên gạch nung | 1.500.000m3 đất sét ≈75ha đất nông nghiệp 150.0000 tấn than | 0,57 triệu tấn khí CO2 |
Và còn nhiều ưu điểm của gạch không nung nữa, tùy vào tính chất của từng loại gạch, bạn có thể tham khảo tại phần: các loại gạch không nung phổ biến 2.
Để có thể hiểu rõ hơn về sự ưu việt của Gạch không nung và Gạch nung truyền thống chúng tôi xin đưa ra sự so sánh để quý vị có thể nắm rõ được các ưu điểm và nhược điểm của 2 loại gạch này nhằm giúp bạn có một cách nhìn tổng thể hơn và có sự lựa chọn đúng đắn hơn cho công trình của mình.
Gạch đất nung:
Nguyên liệu chính cấu thành nên gạch đất nung phần lớn là đất nông nghiệp được nung dưới nhiệt độ cao, việc sản xuất gạch nung truyền thống còn mang nhiều hạn chế như:
- Cần nhiều nhiệt lượng để sản xuất gạch
- Ảnh hưởng nhiều đến môi trường: khói bụi từ quá trình nung gạch tỏa ra không khi chất CO2 với nồng độ rất cao, gây ô nhiễm mỗi trường, chưa kể để có nhiều nhiệt lượng cung cấp để sản xuất gạch, cần phải có sản lượng than lớn dẫn đến các vụ khai phá rừng quá mức.
- Hạn chế đất nông nghiệp: với đà phát triển của đất nước thì đến năm 2020 thì nhu cầu sử dụng gạch là hơn 40 tỉ viên/ năm, để đáp ứng được như cầu trên, nếu dùng đất nung thì sẽ mất rất nhiều đất canh tác, gây nên các vấn đề ảnh hưởng đến lương thực lẫn tài nguyên rừng.
- Là loại vật liệu xây dựng khá dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, gây hao hụt
Gạch không nung:
Nguyên liệu chính cấu thành gạch không nung thường là: cát, xi măng (chất giúp kết dính), mạt đá, sỏi, than xỉ,…. Đều là những nguyên liệu dễ kiếm ở nước ta.
- Quá trình sản xuất gạch không nung không gây ra bụi, cũng như khí CO2. Đây được xem là nguyên liệu xanh, thân thiện với môi trường
- Được sản xuất bằng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của quốc tế, đảm bảo được các giải pháp về chất lượng hoàn thiện.
- Các công đoạn sản xuất được tự động hóa hoàn toàn
- Vì nguyên liệu là sử dụng cát, đá đẫn đến nhu cầu khai thác cát, đá tăng cao
- Quá trình sản xuất bằng công nghệ cao và máy móc tự động hóa nhiều quy trình àtiết kiệm được nhân công, mang lại hiệu quả cao và cũng vì lý do đó mà gạch không nung có giá thành rẻ hơn.
Gạch đất nung:
- Độ chịu lực thấp. Đối với các công trình yêu cầu cường độ rất cao như (300 – 400 Kg/Cm2) thì gạch đất nung không đáp ứng được
- Một viên gạch khoảng 2Kg có khả năng hút ẩm từ 14 đến 18%
Gạch không nung:
- Giá thành rẻ hơn gạch đất nung:nhờ quy trình sản xuất tự động hóa và nguyên vật liệu dễ tìm
- Đa dạng kích thước thích ứng được với các công trình, giúp tiết kiệm vữa xây nhà, àtăng tốc độ thi công, giảm giá thành thi công công trình
- Có kết cấu chịu tải vì gạch có trọng lượng nhẹ giúp giảm thiểu được kết cấu cốt thép
- Cách âm, cách nhiệt, chống cháy (2 4 tiếng), chống thấm
Dựa vào hình trên chúng ta có thể thấy rằng Gạch không nung đều mang các lợi ích về kinh tế lẫn chất lượng cho công trình
Như vậy sau các phần phân tích trên bạn đã có thể chọn cho mình loại gạch tốt nhất cho công trình của mình rồi chứ.
Gạch Xi Măng Cốt liệu
Gạch đặc được sản xuất với nguyên vật liệu chủ yếu là đá mi, cát, xi măng, phụ gia tăng cường độ. Gạch có kích thước chi tiết: Dài 18cm, Cao 5cm, Rộng 8cm. Gạch đặc dùng thay thế cho gạch tuynel truyền thống do có kích thước tương tự nhau.Với ưu điểm vượt trội là cường độ và độ bền cao hơn rất nhiều. Gạch được phơi khô bảo dưỡng sau 14 ngày có thể đạt cường độ mác 75, mác 100, mác 150, mác 200.
Gạch đặc có thông số kỹ thuật chi tiết: Dài 210mm, Cao 60mm, Rộng 100mm và nặng 2.5Kg được dùng thay thế cho gạch đinh nung truyền thống. Gạch đặc được sử dụng nhiều khi xây các công trình nhà cao tầng, phòng kỹ thuật, các trung tâm siêu thị
Tác giả: admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn