CÔNG TY TNHH HÒA PHÁThttps://gachhoaphat.com.vn/uploads/logo.svg
Chủ nhật - 12/02/2023 23:39
Gạch không nung hay còn gọi là gạch xây bê tông được sản xuất mà không cần qua quá trình nung nóng trong lò, là loại gạch tự đóng rắn và đáp ứng được các chỉ số như: độ nén, độ thấm nước, uốn,… Nhờ vào độ nén, rung và các thành phần kết dính mà giúp gạch có độ bền tốt hơn
Gạch bê tông xây cao cấp sản xuất theo TCVN 6477:2011
Gạch không nung hay còn gọi là gạch xây bê tông được sản xuất mà không cần qua quá trình nung nóng trong lò, là loại gạch tự đóng rắn và đáp ứng được các chỉ số như: độ nén, độ thấm nước, uốn,… Nhờ vào độ nén, rung và các thành phần kết dính mà giúp gạch có độ bền tốt hơn
Tại Việt Nam gạch không nung có nhiều tên gọi như: gạch Block, gạch xây bê tông, gạch xi măng, gạch Block bê tông,….
Sản phẩm gạch không nung hiện có rất nhiều chủng loại trên thị trường, tùy vào mỗi chủng loại mà áp dụng cho từng công trình, từ các công trình nhỏ đến các công trình cao tầng, ngoài ra còn có các loại gạch dùng để xây tường, lát nền, trang trí, kè đê,….
Theo căn cứ quyết định của thủ của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 thì các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng toàn bộ 100% vật liệu xây dựng không nung, các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu là 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết quy định của bộ xây dựng hoặc có thể tham khảo các.
1. Các Ưu Điểm Của Gạch Không Nung
Để sản xuất gạch nung truyền thống, khoảng một tỷ viên cần 1.500,000 m3 đất sét tương đương với 75ha đất sản xuất nông nghiệp và 150.000 tấn than, thải ra môi trường. Diện tích nông nghiệp dần hạn hẹp, hao tốn nhiên liệu than củi.
Đối với gạch không nung, Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất gạch là Xi măng và Mạt đá nên ko cần tốn tài nguyên đất sét ruộng để sản xuất àTiết kiệm diện tích đất nông nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, tránh được tình trạng chặt phá rừng.
Số lượng
Nguyên Liệu
Thải ra môi trường
1 tỷ viên gạch nung
1.500.000m3 đất sét ≈75ha đất nông nghiệp
150.0000 tấn than
0,57 triệu tấn khí CO2
Có kích thước phong phú, lớn – nhỏ tùy vào thiết kế, kích thước đồng nhất giúp vận chuyển dễ dàng và giúp tăng năng suất của thợ xây lên tới 36 lần so với gạch nung truyền thống , rút ngắn tiến độ công trình.
Nhờ vào kết cấu thiết kế đặc biệt, gạch không nung có khả năng cách âm, cách nhiệtvà khả năng chống thấm cực cao. Vậy nên mà vào mùa hè ngôi nhà của bạn rất thường rất mát mẻ và mùa đôngthường ấm vì gạch có khả năng cách nhiệt giúp giảm tổn thất nhiệt trong nhà àtiết kiệm năng lượng.
Quy trình sản xuất hầu như được tự động hóa bằng máy móc hiện đại, sử dụng ít công nhân, môi trường làm việc an toàn, giảm được mức vốn đầu tư.
Bạn sẽ không cần phải lo sợ trường hợp lò nung gạch bị cháy khi nhiệt độ ngoài trời qúa cao, giảm thiểu rủi ro
Nguyên vật liệu đa dạng, phong phú: cát vàng, mạt đá, xi măng,…..
Và còn nhiều ưu điểm của gạch không nung nữa, tùy vào tính chất của từng loại gạch, bạn có thể tham khảo tại phần: các loại gạch không nung phổ biến 2.
2. So Sánh Gạch Không Nung Và Gạch Đỏ (gạch nung)
Để có thể hiểu rõ hơn về sự ưu việt của Gạch không nung và Gạch nung truyền thống chúng tôi xin đưa ra sự so sánh để quý vị có thể nắm rõ được các ưu điểm và nhược điểm của 2 loại gạch này nhằm giúp bạn có một cách nhìn tổng thể hơn và có sự lựa chọn đúng đắn hơn cho công trình của mình.
So sánh chi tiết về quy trình sản xuất giữa 2 loại gạch:
Gạch đất nung:
Nguyên liệu chính cấu thành nên gạch đất nung phần lớn là đất nông nghiệp được nung dưới nhiệt độ cao, việc sản xuất gạch nung truyền thống còn mang nhiều hạn chế như:
Cần nhiều nhiệt lượng để sản xuất gạch.
Ảnh hưởng nhiều đến môi trường: khói bụi từ quá trình nung gạch tỏa ra không khi chất CO2 với nồng độ rất cao, gây ô nhiễm mỗi trường, chưa kể để có nhiều nhiệt lượng cung cấp để sản xuất gạch, cần phải có sản lượng than lớn dẫn đến các vụ khai phá rừng quá mức.
Hạn chế đất nông nghiệp: với đà phát triển của đất nước thì đến năm 2020 thì nhu cầu sử dụng gạch là hơn 40 tỉ viên/ năm, để đáp ứng được như cầu trên, nếu dùng đất nung thì sẽ mất rất nhiều đất canh tác, gây nên các vấn đề ảnh hưởng đến lương thực lẫn tài nguyên rừng.
Là loại vật liệu xây dựng khá dễ vỡ trong quá trình vận chuyển, gây hao hụt.
Gạch không nung:
Nguyên liệu chính cấu thành gạch không nung thường là: cát, xi măng (chất giúp kết dính), mạt đá, sỏi, than xỉ,…. Đều là những nguyên liệu dễ kiếm ở nước ta.
Quá trình sản xuất gạch không nung không gây ra bụi, cũng như khí CO2. Đây được xem là nguyên liệu xanh, thân thiện với môi trường.
Được sản xuất bằng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của quốc tế, đảm bảo được các giải pháp về chất lượng hoàn thiện.
Các công đoạn sản xuất được tự động hóa hoàn toàn.
Vì nguyên liệu là sử dụng cát, đá đẫn đến nhu cầu khai thác cát, đá tăng cao.
Quá trình sản xuất bằng công nghệ cao và máy móc tự động hóa nhiều quy trình àtiết kiệm được nhân công, mang lại hiệu quả cao và cũng vì lý do đó mà gạch không nung có giá thành rẻ hơn.
So sánh chi tiết về tính năng giữa 2 loại gạch:
Gạch đất nung:
Độ chịu lực thấp. Đối với các công trình yêu cầu cường độ rất cao như (300 – 400 Kg/Cm2) thì gạch đất nung không đáp ứng được.
Một viên gạch khoảng 2Kg có khả năng hút ẩm từ 14 đến 18%
Gạch không nung:
Giá thành rẻ hơn gạch đất nung:nhờ quy trình sản xuất tự động hóa và nguyên vật liệu dễ tìm.
Đa dạng kích thước thích ứng được với các công trình, giúp tiết kiệm vữa xây nhà, àtăng tốc độ thi công, giảm giá thành thi công công trình.
Có kết cấu chịu tải vì gạch có trọng lượng nhẹ giúp giảm thiểu được kết cấu cốt thép.
Cách âm, cách nhiệt, chống cháy (2 4 tiếng), chống thấm.
Dựa vào hình trên chúng ta có thể thấy rằng Gạch không nung đều mang các lợi ích về kinh tế lẫn chất lượng cho công trình.
Bảng so sánh về các thông số kỹ thuật của gạch
Như vậy sau các phần phân tích trên bạn đã có thể chọn cho mình loại gạch tốt nhất cho công trình của mình rồi chứ.
3. Các Loại Gạch Không Nung Phổ Biến:
Gạch Xi Măng Cốt Liệu
Gạch Papanh
Gạch Bê Tông nhẹ
Gạch Bê Tông Chưng Khí Áp
Gạch Không Nung Thiên Nhiên
Gạch Xi Măng Cốt liệu
Các tên gọi khác: Gạch Block, Gạch Xi Măng
Đa dạng mẫu mã và kích thước
Được tạo thành chủ yếu từ Xi măng và một số chất liệu phụ như: mạt đá, cát vàng, xỉ nhiệt điện, cát đen, phế thải công nghiệp, đất,….
Là loại gạch chiếm tỷ trọng lớn(1900 kg/m3) nhất và cũng được sử dụng nhiều nhất trong các gạch không nung
Độ hút nước ≤ 8%
Tốc độ thi công công trình: nhanh hơn tối thiểu 2 lần.
Bao gồm các chủng loại chủ yếu như:
Gạch đặc: xây tường chịu lực, tường bao.
Gạch lỗ : (có trọng lượng nhẹ hơn) sử dụng xây tường ngăn.
Gạch lỗ rỗng : xây tường có đi đường điện hoặc là nước.